Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/197

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

195
NHO-GIÁO


ở trong sách ấy, thì ông biên ra một tập riêng gọi là: Triệu vực chí 肇 域 志.

Ông suy tầm cái bản nguyên âm-học trong các Kinh Truyện làm ra Âm-luận 音 論, 3 quyển; Thi-bản-âm 詩 本 音, 10 quyển; Dịch-âm 易 音, 3 quyển; Đường-vận-chính 唐 韻 正, 20 quyển; Cổ-âm-biểu 古 音 表, 2 quyển.

Ông lại kê-cứu những kim thạch văn-tự, nghĩa là những chữ khắc ở bia đá hay ở đồ đồng để làm bằng chứng cho các Kinh Sử, và lấy những lời nghị luận về việc học ở trong các Kinh Sử mà làm ra sách Nhật-trí-lục 日 知 錄, 30 quyển. Hậu nho cho bộ sách ấy là bộ tinh-nghệ của ông.

Ngoài những sách ấy, ông còn làm đến hơn 20 thứ sách khác nữa, sách nào cũng bổ ích cho sự học-thuật và thế-đạo. Kể những nhà nho-học xưa nay, mà sự tư-tưởng, cách lập-ngôn và sự khảo-chứng được hợp với thể-lệ khoa-học, thì có ông là hơn cả. Ông thật là một nhà đại khoa-học trong Nho-giáo vậy.

Bởi ông có cái tính-chất khoa-học ấy, cho nên ông không ưa cái học hình-nhi-thượng. Ông lại thấy học-phong cuối đời nhà Minh tồi tụy, học-giả theo mạt học của phái Diêu-giang, thường hay túng-tứ không chịu xem các Kinh Truyện, ông bèn cực lực công-kích học-phái ấy. Ông bàn việc học. thường nói rằng: « Hơn một trăm năm nay, học-giả