thường thường cứ nói tâm, nói tính, mà mang-nhiên không hiểu rõ nghĩa. Mạnh với nhân, là Phu-tử vẫn ít nói đến; tính với thiên-đạo, thì đến thầy Tử-Cống cũng chưa được nghe. Cái lý của tính và mạnh là chỉ nói rõ ở trong Dịch-truyện, chứ chưa tầng đem nói với người ta. Phu-tử trả lời cho người hỏi về việc sĩ 仕, thì nói rằng: « Hành kỷ hữu sỉ 行 己 有 恥 »: hỏi về việc học, thì nói rằng: « Hiếu cổ mẫn cầu 好 古 敏 求 »; nói với Ai-công về cái công minh-thiện 明 善, thì bảo lấy sự bác-học làm trước tiên. Nhan-tử là bậc gần bằng thánh-nhân mà còn nói: « bác ngã dĩ văn 博 我 以 文 ». Từ Tăng-tử trở xuống, người đốc-thực như Tử-Hạ mà nói nhân, thì bảo là: « bác học nhi đốc chí, thiết vấn nhi cận tư 博 學 而 篤 志,切 問 而 近 思. » Những bậc quân-tử đời nay thì không thế, tụ họp những bạn hữu và môn-nhân đến hằng trăm hằng nghìn người, nói tâm, nói tính, bỏ sự « đa học nhi thức 多 學 而 識 » để cầu cái phương nhất-quán, bỏ sự khốn-cùng của bốn bể không nói, mà giảng điều « nguy vi tinh nhất 危 微 精 一 ». Như thế, thì ắt là cái đạo phải cao hơn Phu-tử mà bọn đệ-tử phải giỏi hơn Tử-cống. Ta đây không dám biết vậy. Trong sách Mạnh-tử có hay nói tâm, nói tính thật, nhưng đến khi bọn Vạn Chương, Công Tộn-Sửu, Trần Đại,
Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/198
Giao diện