Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/205

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

203
NHO-GIÁO


chuẩn 古 韻 標 準; — Luật-lữ tân luận 律 呂 新 論, v. v..

Từ Giang Thận-tu về sau, phái Hán-học cực thịnh, là nhờ có cha con họ Huệ và thầy trò họ Đái vậy.

Huệ Sĩ-Kỳ. — Huệ Sĩ-Kỳ 惠 士 奇, tự là Thiên-mục 天 牧, người Tô-châu, tỉnh Giang-tô, đỗ tiến-sĩ đời Khang-hi, làm quan đến chức thị-độc học-sĩ. Ông khảo-cứu hết các Kinh Sử và cho là: « Sách Tam-lễ của Trịnh Khang-thành, sách Công-dương-truyện của Hà Hưu, phần nhiều là theo phương-pháp đời Hán, mà đời Hán cách đời xưa chưa xa mấy. Về sau đến đời Đường không hiểu được những lời chú-thích của họ Trịnh. Nhà Hán xa nhà Chu, mà nhà Đường lại xa nhà Hán, thì cái thuyết không thể hiểu hết được, huống chi từ nhà Tống về sau hay sao? » Cái học của ông là lấy xưa nay, xa gần, mà định phải trái vậy.

Ông làm những sách như: Dịch thuyết 易 說; — Xuân-thu thuyết 春 秋 說, v. v..

Huệ Đống,— Huệ Đống 惠 棟, tự là Định-vũ 定 宇, (1696-1758), con thứ của Huệ Sĩ-Kỳ, theo lối học của cha, xét kỹ Hán-học để làm cho sáng nghĩa các Kinh. Ông nói ở đầu bộ: Cửu Kinh cổ nghĩa rằng: « Người nhà Hán học-Kinh có phương-pháp của từng nhà, cho