Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/217

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

215
NHO-GIÁO


cái tình đã đạt của mình mà mở rộng ra, thì mới có thể đạt được cái tình của người. Đạo đức rất thịnh là khiến người ta ai cũng thỏa được cái dục, đạt được cái tình, chỉ có thế mà thôi.» Khiến mọi người ai ai cũng thỏa được dục, đạt được tình, ấy là chí-thiện, ấy là nhân vậy.

Phần cốt-yếu trong cái triết-học của Đái Đông-nguyên là chủ ở sự bài trừ cái thuyết thiên-lý và nhân-dục của Tống-nho. Song ta phải biết rằng Tống-nho nói thiên-lý, là theo cái nghĩa hình-nhi-thượng, cho ở trong vũ-trụ chỉ có một cái lý rất linh-diệu, làm chủ-tể cả vạn sự vạn vật; nói nhân-dục là theo cái nghĩa hình-nhi-hạ, cho mỗi sự mỗi vật có một phần riêng. Muốn đạt tới cái đạo-lý cao sâu, thì phải theo cái phần công-cộng chung cả vũ-trụ, tức là thiên-lý, mà bỏ cái phần riêng của từng vật, gọi là tư-dục. Đó là phần cao minh trong cái học của Nho-giáo mà Tống-nho đã phát-minh ra. Về sau sự học sai lầm đi, là tại người đời học không đến, làm không đúng, chứ không phải cái lỗi của Tống-nho nói thiên-lý và nhân-dục. Đái Đông-nguyên chỉ biết có một cái học hình-nhi-hạ, cho nên cứ chăm-chăm công-kích Tống-nho, không xét đến chỗ căn-để. Phàm sự học mà không đạt tới cái lý nhất-quán, rồi cứ theo cái vật-dục mà biện-luận, thì càng