Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/219

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

217
NHO-GIÁO


Vương Dẫn-Chi.— Vương Dẫn-Chi 王 引 之, tự là Bá-thân 伯申, con trưởng vua Vương Niệm-Tôn, làm những sách: Kinh-nghĩa thuật-văn 經 義 述 聞; — Kinh-nghĩa thích-từ 經 義 釋 詞, v. v.

Những người này đều là danh-nho ở đời nhà Thanh, theo cái học-thuyết của Đái Đông-nguyên, cho nên người ta thường gọi là Đái, Đoàn, nhị Vương chi học. Cái học ấy truyền bá ra ở nước Tàu rộng hơn cả các phái khác và thường cho là chính-thống học-phái.

Đại khái, cái học khảo-chứng đời nhà Thanh rất có phương-pháp, rất chắc-chắn, song chỉ vì cái học ấy chuyên trị có một mặt hình-nhi-hạ-học, chứ không đạt tới hình-nhi-thượng-học, cho nên sự học thì thật là tinh-vi mà vẫn thấp và hẹp. Phàm cái gì đã gọi là hình-nhi-thượng, thì ít khi lấy chữ, lấy lời, mà tả rõ ra hết các ý-nghĩa được, tất phải lấy lý mà hội, lấy ý mà hiểu. Nho-giáo sở dĩ cao minh là bởi có phần hình-nhi-thượng. Hiểu được suốt phần ấy, thì những điều thuộc về hình-nhi-hạ, như luân-lý, chính-trị, đều rõ rệt lắm. Bởi thế thánh hiền đời xưa dặn người ta rằng: « Bất dĩ từ hại ý » cũng vì sợ người ta câu-nệ những chữ, những lời, mà hiểu lầm mất cái ý cao xa. Cái học của Hán-nho sở dĩ thấp