Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/228

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

226
NHO-GIÁO


sinh ra trong khoảng ấy, ai cũng phải chịu cái phép, không sao tránh được. Cái phép ấy gọi là mạnh 命, là lấy cái nghĩa lưu-hành mà nói. Việc lưu-hành tuy bất-tề, nhưng vẫn có cái chủ-tể nhất định.

Nói về đạo Trời là thế, nói về đạo người thì ai đã sinh ra là bẩm thụ cái khí để làm tâm. Tâm là phần thiêng-liêng của khí. Cái tâm-thể lưu-hành luôn, mà sự lưu-hành ấy có điều-lý, tức là tính. Sự lưu-hành mà không mất trật-tự, tức là lý. Lý không thể thấy được, chỉ thấy ở khí; tính không thể thấy được, chỉ thấy ở tâm; tâm là khí vậy. Cho nên Lê-châu nói rằng: « Lý là cái tính có hình mà tính là cái lý không có hình. Lời tiên-nho nói: tính tức lý 性 卽 理 thật là đúng cái huyết mạch của nghìn bậc thánh vậy. Rút lại mà nói thì đều là có một khí làm ra cả.» Ông lại nói rằng: « Người ta tuy chỉ có một cái khí lưu-hành, nhưng trong sự lưu-hành ắt có cái chủ-tể, mà cái chủ-tể ấy không ở ngoài sự lưu-hành, chính là cái điều lý-của sự lưu-hành, xét ở sự biến của khí thì gọi là lưu-hành, xét ở sự bất-biến của khí thì gọi là chủ-tể. Dưỡng khí là khiến cái chủ-tể thường còn lại, thì cái khí huyết hóa ra làm nghĩa lý; bỏ mất cái chủ-tể, thì nghĩa lý hóa ra làm khí huyết. Cái sai lầm chỉ ở chỗ hào ly mà thôi.» Nuôi cái khí để giữ cho còn cái chủ-tể