Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/45

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

43
NHO-GIÁO


vấn, tư, biện, hành, thì sao cho là trí 致 được. Như thế không đủ bẻ cái thuyết cách-vật của Dương-minh. Cam-tuyền thì bảo tâm thể-nhận vạn vật mà không sót, mà Dương-minh thì trỏ cái ở trong xoang-tử làm tâm, cho nên có sự biện luận về nội thị ngoại phi. Song cái lý của thiên địa vạn vật không ngoài được cái ở trong xoang-tử, tức là cái bụng, cho nên thấy cái quảng đại của tâm. Nếu lấy cái lý của thiên địa vạn vật, tức là cái lý của tâm ta, mà tìm ở thiên-địa vạn vật, cho làm quảng-đại, thì Cam-tuyền vẫn bị cái cựu thuyết câu thúc. Thiên-lý không có chỗ nhất-định, mà tâm là chỗ nhất-định: tâm không có chỗ nhất-định, mà tịch-nhiên vị phát là chỗ nhất-định; tịch-nhiên bất động, thì cái cảm là ở trong cái tịch-nhiên. Vậy thì cái mà thể-nhận, là cũng chỉ thể-nhận được ở chỗ tịch-nhiên mà thôi. Nay nói rằng: tùy xứ thể-nhận, chẳng lẽ là thể-nhận ở chỗ cảm. Vậy thì cái thuyết của Cam-tuyền vẫn không xuôi, »

Học-giả thủa ấy có người học Cam-tuyền rồi sang học Dương-minh, có người học Dương-minh rồi sang học Cam-tuyền. Những người trứ danh trong phái Cam-tuyền là: Lữ Hoài 呂 懷, tự là Nhữ-đức 汝 德, hiệu là Cân-thạch 巾 石; — Hà Thiên 何 遷, tự là Ích-chi 益 之 hiệu là Cát-dương 吉 陽; — Hứa Phu-Viễn 許 孚 遠, tự là Mạnh-trọng 孟 仲, hiệu là Kính-