Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/47

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

45
NHO-GIÁO


La Khâm-thuận. — La Khâm-thuận 羅 欽 順, tự là Doãn-thăng 允 升, hiệu là Chỉnh-am 整 菴, người đất Thái-hòa, tỉnh Giang-tây, đỗ tiến-sĩ cập-đệ, làm quan đến chức Lễ-bộ thượng-thư, Cái học của ông tuy theo Tống-nho, nhưng có chỗ đồng dị với cái học của Chu-tử, Ông cho lý và khí là một, chứ không chia ra làm hai. Đại khái như là nói: Suốt trời đất cổ kim chỉ có khí mà thôi. Khí ấy lúc động lúc tĩnh, lúc qua lúc lại, tuần-hoàn không bao giờ nghỉ, nghìn điều muôn mối, không biết là bởi đâu mà vẫn có. Sự tuần-hoàn lưu-hành ấy, tức là lý. Ở trời thì gọi là lý, ở người thì gọi là tính. Đó là chỗ ông khác với Chu-tử. Song đến khi ông bàn về tâm và tính của người ta, thì ông lại cho cái có trước lúc sinh ra là thiên-tính, mà cái có sau lúc đã sinh ra rồi là minh-giác. Minh-giác là tâm, chứ không phải là tính. Tính là cái lý của trời đất và vạn vật, tất là công; tâm là cái sở hữu của mình, tất là tư. Như thế là tính làm chủ cái tâm, thì lại chẳng khác gì cái thuyết của Chu-tử, cho lý sinh ra khí. Xem vậy, thì cái học của ông trước sau bất nhất, thành ra có điều mâu thuẫn.

Cái học của ông cũng không hợp với cái học trí-lương-tri của Vương Dương-minh. Ông thường biện luận với Âu-dương Đức là môn-đệ của Dương-minh, và cho cái học trí