Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/81

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

79
NHO-GIÁO


thuần-hồ thiên-lý là thiện, ai đem cái tư-dục vào làm mất thiên-lý là ác. Bởi vì thiện ác thường là bởi sự hiếu ố của tâm mà sinh ra. « Cái sinh ý của trời đất đối với cái hoa cái cỏ cũng như nhau cả, không có phân ra thiện ác. Nhưng mình thích xem hoa, thì cho hoa là thiện, cho cỏ là ác; đến như muốn dùng cỏ, thì lại cho cỏ là thiện. Cái thiện ác ấy đều bởi lòng hiếu ố của mình mà sinh ra. » — « Thế thì không có thiện, không có ác, hay sao? » — Rằng: « Không có thiện, không có ác, là cái thể tĩnh của lý; có thiện, có ác là cái thể động của khí. Không động ở cái khí, tức là không có thiện, không có ác, ấy thế gọi là chí-thiện. » (Ngữ-lục, I).

Thiện với ác vốn không phải là hai vật có sẵn. Nguyên chỉ có một cái tâm mà thôi, cái tâm thuần-hồ thiên-lý là thiện, nếu có cái tư-dục che lấp đi, thì thành ra ác. Thiên-lý là bản-thể của tâm, tức là cái của Trời phú cho, như là nói: thiên mạnh chi vị tính. Nhân dục là cái lòng hiếu tài, hiếu sắc, hiếu lợi, hiếu danh, v. v. Bởi những lòng ấy cho nên cái tâm của ta mất cái chính mà thành ra thiên lệch.

Tâm đã thuần-nhiên là thiên-lý, không có nhân-dục lẫn vào, thì biết rõ thế nào là nhân, là nghĩa, là lễ. Nhân: « Nhân thị tạo hóa sinh sinh bất tức chi lý 仁 是 造 化 生 生 不