mà nói, gọi là lý. Không nên tìm cái nhân ở ngoài cái tâm, không nên tìm cái nghĩa ở ngoài cái tâm, thì lẽ nào lại tìm cái lý ở ngoài cái tâm được. Tìm cái lý ở ngoài cái tâm, ấy là tri với hành thành ra hai; tìm cái lý ở trong tâm của ta, ấy là phép dạy tri-hành hợp-nhất của thánh hiền vậy.» (Ngữ-lục, II). Xem như vậy, thì cái nghĩa chữ hành bao hàm cả sự tư-tưởng và sự động-tác. Học, vấn, tư, biện, đều là hành cả. « Lấy sự tìm mà làm cho giỏi các việc mà nói, gọi là học; lấy sự tìm mà giải cho ra điều ngờ mà nói, gọi là vấn; lấy sự tìm mà làm cho thông cái thuyết mà nói, gọi là tư; lấy sự tìm mà làm cho tinh tường việc xét mà nói, gọi là biện; lấy sự tìm mà dày xéo lên sự thực mà nói, gọi là hành. Hễ phân-tích cái công ra mà nói, thì thành năm việc, hợp các việc lại mà nói, thì chỉ có một mà thôi. Ấy là cái thể hợp-nhất của tâm lý, và cái công tịnh tiến của tri hành. » (Ngữ-lục, II).
Tri với hành là một bản-thể. « Cái chỗ chân-thiết đốc-thực của tri, là hành; cái chỗ minh-giác tinh-sát của hành, là tri. Nếu hành mà không tinh-sát minh-giác, ấy là minh hành, tức là « học nhi bất tư tắc võng »; nếu tri mà không chân-thiết đốc-thực, ấy là vọng tưởng, tức là « tư nhi bất học tắc đãi ».