Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/92

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

90
NHO-GIÁO


Nguyên lai chỉ có một cái công-phu.» (Văn-lục, III). Bởi vì học-giả chia cái công-phu ấy ra làm hai đoạn, làm mất mất cái bản thể của tri hành, chứ không biết cái chân tri tức là hành, không hành không đủ gọi là tri,

Theo cái nghĩa ấy, thì cái thuyết tri-hành hợp-nhất rất sáng rõ. Song khi Dương-minh xướng lên cái thuyết ấy, có nhiều người không hiểu rõ, cứ biện luận mãi. Một người cao-đệ của ông là Từ Ái đến hỏi ông. Ông bảo thử nói tại làm sao mà không hiểu. Từ Ái nói rằng: « Người ta ai cũng biết đối với cha thì phải hiếu, đối với anh thì phải đễ, nhưng không hiếu được và không đễ được, thế là đủ rõ tri và hành là hai việc. » — Ông nói rằng; « Đó là bị cái tư-dục làm gián-đoạn, chứ không phải là cái bản-thể của tri hành. Chưa có cái gì là cái tri mà không hành. Tri mà không hành, chỉ là chưa tri. Thánh hiền dạy người ta về tri hành, là muốn phục lại cái bản-thể. Sách Đại-học chỉ rõ cái chân-thực tri hành cho người ta xem, như nói: thích cái sắc đẹp, ghét cái hơi thối. Thấy cái sắc đẹp là thuộc về tri, muốn cái sắc đẹp là thuộc về hành. Khi thấy cái sắc đẹp thì đã thích rồi, chứ không phải là thấy rồi sau mới lập tâm để thích; khi ngửi thấy hơi thối thì đã ghét rồi, chứ không phải là ngửi thấy rồi sau mới lập tâm để