Trang:Nho giao 1.pdf/107

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

111
NHO-GIÁO


mới hóa-dục được. Cho nên nói rằng: « Trung giã giả, thiên-hạ chi đại bản giã; hòa giã giả, thiên-hạ chi đạt đạo giã. Trí trung hòa, thiên-địa vị yên, vạn-vật dục yên 中 也 者,天 下 之 大 本 也;和 也 者,天 下 之 達 道 也.致 中 和,天 地 位 焉,萬 物 育 焉: Trung là cái gốc lớn của thiên-hạ, hòa là cái đạt-đạo của thiên-hạ. Cùng-cực cả trung và hòa, thì trời đất định vị, vạn vật hóa dục. » (Trung-dung). Trung đã là cái gốc của trời đất, thì người ta sinh ra tất là ai cũng bẩm-thụ cái trung để làm tính thường. Thiên Thang-cáo trong kinh Thư nói rằng: « Duy Hoàng Thượng-đế, giáng trung vu hạ dân, nhược hữu hằng tính 惟 皇 上 帝,降 衷 于 下 民,若 有 恆 性: Hoàng Thượng-đế giáng cái trung xuống cho hạ dân, dân có cái trung ấy như có tính thường. »

Trung có thể 體 và có dụng 用. Thể là một cái thái-độ ngay chính, lúc nào cũng không nghiêng không lệch, mà lại có cái sáng-suốt biết rõ sự thực. Dụng là thi-hành ra thì làm việc gì cũng không thái-quá, không bất-cập.

Theo được đạo trung thật là rất khó, học-giả phải giữ cái tâm của mình cho tinh-thuần và chuyên-nhất, thì mới có thể theo đúng được. Bởi vậy cái học của thánh-nhân đời cổ thụ thụ cho nhau, chỉ cốt ở mấy điều là: