Trang:Nho giao 1.pdf/237

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

241
NHO-GIÁO


không tiến-hóa được. Lễ là cốt lấy sự kính làm gốc, nhạc cốt lấy sự hòa làm gốc. Nếu lễ mà không kính, nhạc mà không hòa, dẫu bề ngoài có giữ được đủ các lề lối, thì cũng không có ích-lợi gì cho sự tiến-hóa của người ta. Khổng-tử than rằng: « Lễ vân, lễ vân, ngọc bạch vân hồ tai! Nhạc vân, nhạc vân, chung cổ vân hồ tai! 禮 云,禮 云,玉 帛 云 乎 哉!樂 云,樂 云,鐘 鼓 云 乎 哉!: Lễ vậy, lễ vậy, ngọc lụa vậy hay sao! Nhạc vậy, nhạc vậy, chuông trống vậy hay sao! » (Luận-ngữ: Dương-Hóa, XVII). Nghĩa là: ngọc lụa là đồ lễ, nhưng có lễ mà không có kính, thì lễ ra gì; chuông trống là đồ nhạc, nhưng có nhạc mà không có hòa, thì nhạc ra gì. Lời ấy thật là chứng rõ cái tôn-chỉ của Ngài dùng lễ nhạc trọng về tinh-thần là bao nhiêu! Nhưng dẫu lễ nhạc hay thế nào mặc lòng, người mà không có nhân, thì cũng không có hiệu-quả gì. Có nhân, tức là có tình-cảm rất hậu, có trực-giác rất mẫn-nhuệ, rồi lấy lễ nhạc mà khiến, thì cái công-dụng của lễ nhạc rất hay. Nếu không có nhân mà dùng lễ nhạc, thì chỉ là một cái hư-văn mà thôi. Bởi vậy Khổng-tử nói rằng: Nhân nhi bất nhân như lễ hà? Nhân nhi bất nhân như nhạc hà? 人 而 不 仁 如 禮 何?人 而 不 仁 如 樂 何?: Người mà không có nhân, thì dùng lễ sao được? Người mà không có