Trang:Nho giao 1.pdf/27

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

31
NHO-GIÁO


biệt mà lĩnh-hội được cái đạo-lý sâu xa. Phần hình-nhi-hạ-học tức là phần công truyền (enseignement exotérique) nói về cái nhân-sinh triết-học, thì đem dạy chung cả cho mọi người. Khổng-tử tuy có nói rằng ngài không dấu-diếm ai điều gì, nhưng phải hiểu rằng đó là ngài nói về phần công-truyền, chứ phần tâm-truyền thì chỉ để ai có biết và có thể hiểu được, ngài mới chỉ bảo cho. Xem như thầy Tử-Cống nói rằng: « Phu-tử chi ngôn tính giữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn giã », thì rõ là cái đạo của ngài có một phần chỉ để riêng cho những người tâm đắc mà thôi. Môn-đệ ngài có người nói trong sách Luận-ngữ rằng: « Tử hãn ngôn lợi, dữ mệnh, dữ nhân » hoặc là: « Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần » v. v., là vì những điều ấy thuộc về cái học tâm-truyền, cho nên ngài ít nói đến. Cũng bởi vậy, những sách nói về thiên-đạo như kinh Dịch và sách nói về nhân-đạo như kinh Xuân-thu đều là sách dạy cái học tâm-truyền, cho nên lời văn rất vắn tắt, ý nghĩa rất khó hiểu, chỉ có những người đã được truyền thì mới hiểu rõ mà thôi. Cái học tâm-truyền ấy đến hết đời Mạnh-tử, thì không ai học được nữa. Vì thế hậu-nho xem những sách ấy không hiểu hết các ý nghĩa, rồi mỗi người bàn ra một cách, thành thử cái học càng ngày càng sai lạc đi mãi.