Trang:Nho giao 2.pdf/117

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

117
NHO-GIÁO


令.自 禁 也,自 使 也,自 奪 也,自 取 也,自 行 也,自 止 也: Tâm, là vua cái hình-thể, là chủ cái thần-minh, ra lệnh mà không chịu lệnh ở đâu cả. Tự cấm lấy, tự khiến lấy, tự cướp lấy, tự lấy lấy, tự làm lấy, tự thôi lấy ». (Giải-tế, XXI). Bởi chưng tâm là chủ thì chỉ ra lệnh mà sai khiến bách thể, chứ bách thể không sai khiến được. « Cho nên cái miệng thì có thể bắt ép phải im không được nói, cái hình-thể thì có thể bắt ép phải co lại, duỗi ra chứ cái tâm thì không bắt ép mà khiến đổ ý đi được. Cứ phải thì chịu, trái thì bỏ ». (Giải-tế. XXI)

Tâm có cái năng-lực tự chủ không có cái gì bắt buộc được. Nhưng có một điều đáng lo, là đối với ngoại vật, nếu tâm không có cái gì làm chuẩn-đích thì thường hay bị tế-tắc, làm cho không thấy rõ cái chính, cái phải. Tâm đã bị tế-tắc ở chỗ nào, thì chỉ biết có chỗ ấy mà thôi, chứ không suốt được cái lý lớn, chung cả thiên-hạ. Cho nên nói rằng: « Phàm nhân chi hoạn, tế ư nhất khúc nhi ám ư đại lý 凡 人 之 患,蔽 於 一 曲 而 闇 於 大 理: Phàm cái lo của người ta là cái tế-tắc ở một khúc mà mờ tối mất cái lý lớn ». (Giải-tế, XXI).

Hễ người ta đã thiên về cái gì, thì chỉ biết cái ấy là hay, là phải mà thôi, chứ không muốn nghe nói đến cái dở của cái ấy, hoặc là cái hay của cái khác nữa. Tư kỳ sở tích, duy