Trang:Nho giao 2.pdf/144

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

144
NHO-GIÁO


thực sẵn, ta lập cái ước mà đặt ra thực. Cái ước định, cái tục đã thành, thì cho là thực danh. Danh vốn có cái thiện: nhanh, dễ, mà không trái, gọi là thiện danh 善 名.

« Vật có cái đồng trạng mà dị sở, có cái dị trạng mà đồng sở, thì có thể phân-biệt được. Cái trạng đồng mà cái sở dị, thì tuy khả hợp được, nhưng vẫn là hai cái thực. Cái trạng biến đi, nhưng cái thực không biệt ra, thế mà lại khác, thì gọi là hóa. Có hóa mà không biệt ra, vẫn gọi là một cái thực. (Thí-dụ: Con tằm hóa ra con kén, rồi lại hóa ra con ngài, ấy là trạng biến mà thực không biệt ra, mà lại khác, vì con tằm, con kén, con ngài đều khác nhau. Con tằm hóa đi hóa lại, nhưng vẫn là một vật, cho nên gọi là một cái thực. Ấy là việc phải kê-cứu, cho rõ cái thực và định cho rõ cái số. Đó là cái khu-yếu để chế danh vậy ». (Chính-danh, XXII).

Đại để, Tuân-tử cho danh có cái tính-chất thuộc về xã-hội, cho nên cái chủ-đích là cốt phải theo cái phải của ước-định, tục-thành. Còn việc chính danh, thì ông cho là phải dùng cái thế-lực của pháp-lệnh mà bắt người ta phải theo những danh của xã-hội đã thừa-nhận.

Cấm sự làm loạn danh và thực. — Tuân-tử lại xét những lẽ tại sao phải cấm sự làm loạn danh và thực, và chia ra làm ba điều như sau