Trang:Nho giao 2.pdf/161

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

161
NHO-GIÁO


làm thành ra thiện được. Cho nên về đường giáo-dục ông rất chú-ý về sự kiểu-tính.

Giáo-dục. — Cái tính đã ác, thì cái chủ-đích sự giáo-dục là cần phải uốn nắn cái tính lại cho thiện. Tuân-tử nói rằng: « Tính là cái ta không thể làm ra được, nhưng có thể hóa đi được. Tính là không phải tự-nhiên ta có được, nhưng có thể làm cho có được. Chú ý làm-lụng, tập thành thói quen để hóa cái tính, gồm cả làm một mà không hại, để thành ra cái tích-tập. Cái tập-tục đổi cái chí, yên lâu đổi cái chất (Tập tục di chí, an cửu di chất 習 俗 移 志,安 久 移 質), gồm cả làm một mà không hại, thì chóng đạt đến thần minh, tham dự với trời đất vậy... Người thường mà tích thiện và toàn hết được điều thiện, thì gọi là thánh-nhân. Ai có cầu thì rồi mới được, có làm thì rồi mới nên, có tích mãi lên thì rồi mới cao, có hết cái thiện thì rồi mới là thánh, cho nên thánh-nhân là người tích nhiều đức-hạnh. Người ta tích việc cày cấy mà làm kẻ nông-phu, tích việc đục đẽo mà làm người thợ, tích hàng-hóa mà làm người buôn bán, tích lễ nghĩa mà làm người quân-tử. Con người làm thợ không đứa nào là không nối nghề của cha, mà dân trong nước không ai là không yên quen lối mặc của mình. Ở nước Sở mặc theo lối nước Sở, ở