Trang:Nho giao 2.pdf/162

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

162
NHO-GIÁO


nước Việt mặc theo lối nước Việt, ở đất Trung-hạ mặc theo lối Trung-hạ, ấy không phải là thiên tính, nhưng là thuận theo cái tích-tập mà khiến ra như vậy. Cho nên người nào biết cẩn sự chú-thố, thận cái tập-tục, làm vĩ-đại cái tích-tập, thì làm quân-tử; buông cái tính tình mà không đủ học-vấn, thì làm tiểu-nhân. Làm quân-tử thì thường yên và vinh, làm tiểu-nhân thì thường nguy và nhục. Phàm người ta ai chẳng muốn yên và vinh mà ghét nguy và nhục, song chỉ có quân-tử mới làm được những điều mình thích, tiểu-nhân thì càng ngày càng gây thêm những điều mình ghét » (Nho-hiệu, VIII).

Sự giáo-dục của quân-tử chủ ở sự tích 積, nghĩa là góp thành cái thói quen, cứ làm mãi điều thiện, để sửa đổi cái tính ác tự-nhiên của người ta. Lối giáo-dục ấy nếu biết cách dùng, thì không phải là không có giá-trị, nhưng về sau dùng bậy, thành ra lối áp-chế đè-nén, làm mất cái nhân-cách tự-chủ của con người ta, và thành một cái lưu-tệ trong sự giáo-dục của người Á-đông ta tự xưa đến nay vậy.

Sư pháp. — Bởi sự giáo-dục phải đè-nén để đổi cái tính ác, cho nên Tuân-tử rất trọng thầy và phép. Ông nói rằng: « Người không có thầy, không có phép mà biết, thì tất đi ăn-