Trang:Nho giao 2.pdf/222

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

222
NHO-GIÁO


nhiêu người học đạo thánh hiền mà vẫn không hiểu được đạo của thánh hiền.

Lối thứ hai thì dùng lý-trí mà suy sự-lý nọ đến sự-lý kia, cho đến cái sự-lý cuối cùng. Lối ấy chính là lối của Mặc-tử bên Mặc-giáo và Tuân-tử bên Nho-giáo thường dùng. Học theo lối này thì bất cứ hạng người trung nhân dĩ thượng hay trung nhân dĩ hạ cũng có thể học được, mà đã học cái gì thì biết tinh-tường cái ấy, và có thể phu-diễn ra lời nói rất rõ-ràng. Bởi thế cho nên phải nói nhiều và viết nhiều, trái với cái lối tâm-học chỉ muốn « bất ngôn nhi giáo ». Lối dùng lý-trí có mấy điều không lợi, là những điều mà ta có thể nói rõ ra được, thường là những điều thuộc về phần bì-phu ở ngoài, ít khi thấu tới phần cốt tủy ở trong. Mà có thấu tới phần sâu xa nữa, thì cũng chỉ xét mặt nào biết mặt ấy mà thôi, chứ không thể quán-xuyến được hết các mặt khác. Lý-trí lại dễ uốn ra mặt nào cũng được, và nó hay tùy-tùng cái tư-tâm tư-ý của người ta mà gây thành cái ý-kiến thiên-lệch. Thí dụ: Một điều, theo lẽ tự-nhiên là phải, nhưng vì lòng ghét rồi lấy lý-trí mà viện ra các lẽ cho là trái được; hoặc một điều trái thật, nhưng vì lòng yêu, rồi lấy lý-trí mà viện ra các lẽ để cho là phải được. Cái lý-trí của người ta dễ uốn như thế, thì lấy gì làm chắc? Vậy, nếu