Trang:Nho giao 2.pdf/221

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

221
NHO-GIÁO


với Hàn Dũ ở đời Đường, cho nên mới đổi là Hàn-phi-tử. Trong 55 thiên ấy có nhiều thiên không phải là nguyên-văn của tác-giả. Song xét kỹ sách ấy ta cũng có thể biết rõ cái phần tinh-hoa vậy.

Trong sự học có hai lối tìm chân-lý. Một là dùng trực-giác, tức là dùng cái sáng-suốt tự-nhiên của tâm mà biện-biệt các sự-vật; hai là dùng lý-trí mà suy-xét các sự-vật. Lối thứ nhất thì biết rất nhanh và thấu ngay tới tinh-thần sâu-xa. Lối ấy chính là lối Khổng-tử và Mạnh-tử thường dùng. Học theo lối ấy thì lúc nào cũng cần phải có cái tâm hư-tĩnh để tu-dưỡng cho đến bậc nhân, thì rồi mới có cái trực-giác mẫn-nhuệ và mới có cái biết rất sáng-suốt. Song theo cái học ấy thì có một điều rất khó là ai biết cái gì thì tự mình ý-hội lấy mà thôi, chứ thường không thể lấy lời nói mà giải rõ ra hết các ý nghĩa được, vậy nên mới gọi là cái học tâm-đắc, phi hạng trung nhân dĩ thượng có tư-cách đặc-biệt thì không học được. Hạng trung-nhân dĩ hạ, dẫu có học cũng không thành-tựu, bởi thế cho nên có người học mất rất nhiều công-phu mà vẫn mang vô sở đắc 茫 無 所 得, nghĩa là vẫn mơ-màng không có cái gì là sở đắc. Học như thế thì không có bổ-ích gì. Cũng vì thế cho nên thành ra bao