Trang:Nho giao 3.pdf/12

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

12
NHO-GIÁO


Nho-giáo cực thịnh, không những là những người Nho-học đều được trọng dụng ở Triều-đình, mà đến chỗ dân-gian đâu đâu cũng tôn-sùng Nho-giáo.

Tuy nhiên Nho-học ở đời Lưỡng-Hán bề ngoài thì thật thịnh, mà bề trong thì kém đời trước nhiều. Vì sự học thủa ấy chỉ chú-trọng ở lối huấn-hỗ và lối từ-chương mà thôi. Lối huấn-hỗ tuy có cái lợi làm cho nghĩa sách sáng rõ ra, nhưng lại chỉ chăm chăm ở từng câu, từng chữ, mà bỏ mất cái ý nghĩa hoằng-đại. Bởi thế cho nên trong thời ấy không có mấy người học quán-xuyến được cái đạo thâm-viễn của thánh hiền. Cũng vì thế mà Nho-học thủa ấy có phần hoành-bác hơn đời xưa, nhưng lại kém phần uyên-thâm. Đó là cái đặc-sắc của Hán-nho vậy.

Tình-thế Nho-giáo lúc Hán sơ. — Nhà Tần mất rồi, trong nước có hai người nổi lên tranh nhau, là Hán-vương Lưu Bang và Tây-Sở-vương Hạng Vũ. Hai người đánh nhau trong năm năm, sau Hán-vương diệt được Tây-Sở, thống nhất thiên-hạ, rồi lên ngôi hoàng-đế, tức là vua Cao-tổ nhà Hán.

Vua Cao-tổ khi mới khởi lên, còn quen cái thói thủa ấy, hay khinh-bỉ những người nho-học, hơi có việc gì trái ý, thì mắng-nhiếc, gọi là bọn thụ-nho, thậm chí có khi