Trang:Nho giao 3.pdf/139

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

139
NHO-GIÁO


đỗ bậc trung đẳng thì được miễn Lễ-bộ thí, ai thi đỗ bậc hạ đẳng thì được miễn giải thí.

Vương An-Thạch lại cùng với con là Vương Tử-Phương và Lữ Huệ Khanh thích nghĩa kinh Thi, kinh Thư và kinh Chu-Lễ, gọi là Tam kinh tân nghĩa 三 經 新 義, bắt các quan coi việc thi cứ phải theo mà hỏi học-trò. Còn những lối huấn-hỗ, chú-sớ, của tiên nho thì bỏ hết. Sau Vương An-Thạch làm bộ Tự thuyết 字 說, nói cả Phật-học và Lão-học, để lấy mà dạy học-trò. Đến khi Vương An-Thạch bãi chức, cựu-đảng lên lại bỏ cả. Lối khoa-cử tuy về sau có châm-chước cả tân và cựu, chia thi phú và kinh nghĩa ra làm hai khoa, nhưng rút cục lại vẫn không bỏ được, và nho-học vẫn không ra được cái vòng từ phú.

Song đó là chỉ nói cái thể-lệ và cách tổ-chức về việc học, chứ về đường học-vấn, thì từ đời vua Nhân-tôn trở đi, phái lý-học rất thịnh ở chỗ thôn-dã, rồi đến cuối nhà Nam-tống, vua Lý-tôn (1225 - 1266) rất tôn sùng cái học của phái ấy mới biểu-chương họ Trình và họ Chu, đem Chu Liêm-khê, Trương Hoành-cừ, Trình Minh-đạo, Trình Y-xuyên và Chu Hối-am vào tòng tự ở Khổng-miếu, lấy những sách của Chu Hối-am liệt ra ở học-quán. Từ đó phái lý-học mới thành thế-lực, trong triều ngoài dã đâu đâu cũng tôn sùng. Lúc ấy nhà Tống đã sắp mất, nhưng nhà Nguyên, nhà