Trang:Nho giao 3.pdf/154

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

154
NHO-GIÁO


hội Tỵ qua sang hội Ngọ là khởi đầu theo lẽ dương tiêu, âm trưởng[1], rồi dần dần đến hội Tuất là hội Bế vật 閉 物, nghĩa là đến hội ấy các loài vật không sinh nữa. Đến hội Hợi thì Trời đất và nhân vật tiêu-ma đi hết. Vì rằng phàm vật gì đã có hình, có khí là có ngày phải tan mất đi. Song cái nọ mất đi, thì cái khác sinh ra. Vậy hết cuộc trời đất này, lại sinh ra cuộc trời đất khác. Trong Vũ-trụ cứ chuyển vần thay đổi như thế không lúc nào nghỉ.

Nhưng trời đất và Vũ-trụ thay đổi như thế, thì cái gốc do ở đâu? Do ở cái lẽ Một, tức là Thái-cực. Do Thái-cực mà sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng biến hóa sinh ra trời đất và vạn vật. Trời đất và vạn vật cứ theo cái lẽ xướnghọa, cảmứng, mà sinh sinh hóa hóa. Ai hiểu được những lẽ ấy thì có thể hiểu được vận mệnh và số hệ của trời đất và vạn vật vậy.

Đó là nói tóm cái học tượng-số, tức là cái, học siêu vật, của Thiệu Khang-tiết đã phu-diễn ra trong sách Hoàng-cực kinh-thế. Ai muốn biết rõ cái học ấy, thì phải tinh nghĩa kinh Dịch, và phải mất công lâu năm thì mới


  1. Về đời nhà Nguyên có Minh-Thiện chép rằng: Năm giáp-tí là năm thứ 8 sau khi vua Hạ Vũ lên ngôi là bắt đầu vào hội Ngọ, tính đến năm giáp-tí là năm Cảnh-định nguyên-niên đời vua Lý-tôn nhà Tống (1260) là bắt đầu vận thứ 11 hội Ngọ. Vậy ta nay ở vào quãng cuối vậ nhứ 12 hội Ngọt