Trang:Nho giao 3.pdf/18

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

18
NHO-GIÁO


Sự mở-mang Nho-học. — Từ đời vua Vũ-đế nhà Tây-Hán, sự học Nho-giáo càng ngày càng thịnh. Ở chỗ kinh-sư thì nhà vua đặt quan bác-sĩ để dạy năm kinh, và đặt bác-sĩ đệ-tử để chuyên học các kinh. Số bác-sĩ đệ-tử đến đời vua Thành-đế (32-7) tăng lên đến 3.000 người. Kịp khi Vương Mãng cầm quyền, ý muốn thu-phục nhân tâm, cho nên mới mở nhà Minh-đường, nhà Tích-ung, nhà Linh-đài và làm ra hàng vạn gian nhà để cho học-sinh ở.

Đến đời Đông-Hán, vua Quang-vũ trung-hưng lên, đem đô về đóng ở Lạc-dương, lại sửa nhà Thái-học, lập nhà Tích-ung và nhà Minh-đường. Năm Vĩnh-bình thứ hai (56 sau Tây-lịch), vua Minh-đế thân đến xem xét ở nhà Tích-ung, có khi vua đến nhà Minh-đường mà giảng sách, cho chư-nho đến vấn nạn nhau ở trước mặt vua. Vua Chương-đế (76-88) cho chư-nho đến ở Bạch-hổ-quán để xét lại năm kinh. Vào quãng năm Bản-sơ (146) đời vua Chất-đế, những du-học-sinh ở đất kinh-đô có đến hơn 30.000 người. Kể từ xưa Nho-học không bao giờ thịnh như thế.

Ở các châu quận, thì lúc Hán sơ vào quãng đời vua Cảnh-đế, có những thân-vương như Hà-nam Hiến-vương, Lưu-Đức, rất sùng Nho-giáo, hết sức sưu-tầm những