Trang:Nho giao 3.pdf/180

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

180
NHO-GIÁO


thần đến rất mực vậy. Kẻ kia nói sự tịch diệt (Phật), là đi mà không trở lại; hoặc cố giữ cái sống, cố chấp cái có (Lão), là có vật mà không hóa. Hai bên tuy có khác nhau, nhưng đều là không phải đạo cả.

« Biết hư-không là khí, thì hữu vô, ẩn hiện, thần hóa, tính mạnh, suốt là một không có hai. Nhưng biết tán tụ xuất nhập, hình với không hình, mà suy được đến cái gốc ở chỗ nào ra, là biết rõ đạo Dịch vậy. Nếu nói rằng: hư năng sinh khí, thì cái hư vô cùng, cái khí có hạn. Cái thể và cái dụng khác hẳn, thành ra theo cái thuyết « hữu sinh ư vô » của Lão-giáo, mà không biết rằng hữu và vô là cái lẽ thường của hộn-nhất. Nếu nói rằng: vạn tượng là vật hiện ra trong Thái-hư, thì « vật » với « hư » không giúp nhau, hình tự hình, tính tự tính. Hình, tính, trời, người, không quan-hệ với nhau, thành ra lại mắc vào cái học thuyết của Phật-giáo, cho sơn hà và đại-địa là cái bệnh hoạn. Đạo trời mà không rõ, là bởi kẻ mờ tối biết lược qua cái thể hư-không là tính, không biết lấy thiên đạo làm cái dụng, rồi lấy cái ý-kiến nhỏ mọn của người ta, làm cái nhân duyên của trời đất. Khi cái sáng mà không rõ hết, thì nói bậy rằng: thế giới, kiền khôn là ảo hóa. Không tìm thấy cái cốt yếu của sự u minh, bèn vượt bậc nghĩ càn mà thôi. Không hiểu