Trang:Nho giao 3.pdf/190

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

190
NHO-GIÁO


Ngài lại nói ở sách Luận-ngữ: « Tính tương cận giã, tập tương viễn giã. » Đến Mạnh-tử mới xướng lên cái thuyết tính thiện, rồi sau Tuân-tử xướng lên cái thuyết tính ác. Về sau chư nho mỗi người bàn ra một khác, Dương Hùng đời Hán cho là tính của người ta có lẫn cả thiện và ác. Hàn Dụ đời Đường chia tính ra làm ba bậc: bậc trên thì thật thiện, bậc giữa thì khả thiện khả ác, bậc dưới thì thật ác. Đến đời Tống các nho-giả cho tính hợp với lý tất là phải thiện, song không nói rõ bởi đâu mà có tính ác. Trương Hoành-cừ mới phân ra làm « thiên địa chi tính 天 地 之 性 » và « khí chất chi tính 氣 質 之 性.» Tính thiện là tính của trời đất phú cho, tính ác là tính của khí chất sinh ra. Theo cái thuyết ấy thì người ta cần phải bỏ cái tính của khí chất mà phục lại cái tính của trời đất. Vì rằng tính của trời đất phú cho mới thật là tính, còn tính của khí chất, quân-tử có người không cho là tính (khí chất chi tính, quân-tử hữu phất tính giả yên 氣 質 之 性,君 子 有 弗 性 者 焉).

Tâm. — Trương Hoành-cừ đã nói rằng: « Hợp tính và tri-giác mói có tên gọi là tâm ». Tính là cái bản-thể của Trời phú cho, sự tri giác là do khí chất đối với vật mà sinh ra. Ông lại nói « Tâm thống tính tình giả giã