Trang:Nho giao 3.pdf/246

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

246
NHO-GIÁO


định. Cái đạo của Khổng-tử ở vào thời-đại Đổng Trọng-Thư thì bất quá mới có đủ cái hình-thức tôn-giáo mà thôi. đến thời đại Chu Hối-am mới xác-lập thành cái uy quyền của tôn-giáo.

« Học-thuật của Chu Hối-am, gần thì lấy Hoành-cừ, Y-xuyên làm gốc và lấy Liêm-khê, Minh-đạo mà phụ thêm vào; xa thì lấy Tuân Khanh làm gốc, mà dùng lời nói thì hay lấy ở Mạnh-tử, để giải-thích lời nói của Khổng-tử, mà lập thành ra một Khổng-giáo từ nhà Tống về sau. Đối với những thuyết đã có từ Khổng-tử về trước, thì ông đem giải-thích ra cho thông và cho đúng với Khổng-giáo; đối với những học-thuyết từ Khổng-tử về sau mới có, thì ông lấy Khổng-giáo làm chuẩn-đích mà phân hơn kém. Ông nghiên-cứu rất cần, trước-thuật rất nhiều, đồ-đảng rất đông, so với các nho-giả đời trước đã là không ai kịp, mà cái học-thuyết của ông thì chủ ở sự sửa điều ác hơn vui điều thiện, giữ phép ở ngoài hơn là trực đạt ở trong, độc đoán hơn là hoài-nghi, câu-nệ danh nghĩa hơn là được thực lý, tôn trật-tự hơn là tìm cách-tân, cho hiện-tại hòa-bình hơn là hi-vọng vị lai. Ông thật là người đích-tự của cái tư-tưởng phương bắc từ xưa, rất thích-hợp với cái tập-quán của phần nhiều người Tàu, lại tiện cho kẻ có quyền-thế dễ lợi-dụng. Bởi thế mới