Trang:Nho giao 3.pdf/263

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

263
NHO-GIÁO


Cái đáng quí của người ta là cái Trời đã cho ta. Nếu ta để nó chìm đắm ở vật-dục mà không biết tự phản lại, thì không có gì đáng lấy làm hổ-thẹn được vậy.

Người mà không có cái hổ-thẹn, thì cùng với loài có lông có vảy, cùng với loài cây cỏ, có khác gì không? Cũng là người cả, mà có người là thánh là hiền, là tại sao? Chẳng qua là chỉ biết trọng cái đáng hổ-thẹn đó mà thôi. Người ta sở dĩ không có cái hổ-thẹn là tại ít hay nghĩ đến cái sỉ vậy. Cho nên ta phải có sỉ. « Sỉ tồn tắc tâm tồn, sỉ vong tắc tâm vong 恥 存 則 心 存,恥 亡 則 心 亡: Cái sỉ còn thì cái tâm còn, cái sỉ mất thì cái tâm mất. » Vậy sự tồn dưỡng cái tâm trước hết phải có cái sỉ, mà nhất là biết cái đáng lấy làm sỉ.

Sự học-tập và sự giáo-hối.— Cái học của Lục Tượng-sơn cốt lấy trực-giác mà lý hội, chứ không ưa cái học chi-ly, tỉ-mỉ, của số nhiều những học-giả khác. Ông nói rằng: « Người ta đối với sự học rất khó, Trời che đất chở, xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông túc, đều là lý ấy. Người ta ở giữa khoảng ấy, nếu không có cái linh thức 靈 識, thì hiểu thế nào được lý ấy. » Cái linh-thức ấy là cái trực-giác. Cái trực-giác của ta mà mờ tối đi, là vì ta dùng cái tư thuật làm mất cái thực tự-nhiên của thiên-lý. Bởi vậy ông nói câu này, có nghĩa