Trang:Nho giao 3.pdf/262

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

262
NHO-GIÁO


言 之,謂 之 道;自 形 而 下 者 言 之,謂 之 器,天 地 亦 是 器,其 生 覆 形 載 必 有 理: Từ cái hình-nhi-thượng mà nói, gọi là đạo; từ cái hình-nhi-hạ mà nói, gọi là cái khí-cụ. Trời đất cũng là cái khí-cụ, còn sự sinh, sự che, sự làm thành hình, sự chở, ắt là có lý, » Theo cái ý-nghĩa ấy, thì khí-chất là cái để làm thành hình-thể của vạn vật. Trong vạn vật có lý để làm tâm, có khí-chất để làm hình-thể. Tâm và hình-thể quan-hệ với nhau cũng như lý với khí-chất. Khí-chất có thanh, có trọc; tâm có hiền, có ngu. Người hiền là « tâm tất trí, khí tất thanh », người bất tiếu là « tâm tất ngu, khí tất trọc ». Ngoài cái thanh trọc ra, cái khí bẩm còn có hậu bạc, hôn minh, cương nhu, lợi độn, khác nhau nữa, vậy nên người ta cần phải theo cái tâm mà biến hóa cái khí-chất.

Lục Tượng-sơn cho là lý thì chí thiện, nhưng vì khí có mờ tối, vật có ngăn che, thế-lực có biến thiên, tập-quán có di dịch. Hễ người ta đi mà không trở lại, mê mà không hiểu. là người ngu, người dở, làm mất cái đạo di-luân. trái với mạnh trời.

Sự tồn-dưỡng. — Sự tồn-dưỡng cái tâm ở sự chuộng cái sỉ 恥. Sỉ là biết hổ-thẹn những điều đáng hổ-thẹn. Muốn biết cái đáng hổ-thẹn, thì biết cái gì là đáng quí của người ta.