Trang:Nho giao 3.pdf/7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

TỰA

Nho-giáo quyển thứ ba và quyển thứ tư này nói tóm hết các học-thuyết của chư nho kể từ đời Tây-Hán đến hiện thời bây giờ. Trong khoảng hơn hai nghìn năm ấy các học-giả đều lấy tứ Thư và ngũ Kinh làm cốt-tử cho sự học-vấn. Song mỗi thời-đại có một cái học-thuật đặc-biệt và mỗi học-giả theo một cái tôn-chỉ riêng. Vì vậy cho nên cái học của Nho-giáo tuy nói là giản-dị mà kỳ thực rất phồn-tạp. Nếu không thu-thập hết các học-thuyết lại, rồi đem phân-tích ra mà xét cho rõ các mối đồng dị, thì sự học của Nho-giáo thật là khó hiểu đến nơi đến chốn được. Bởi cái chủ kiến ấy cho nên ta chia Nho-giáo ra từng thời-đại, như: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, rồi trong mỗi một thời-đại lại xét xem sự nho-học thịnh suy thế nào và chọn lấy mấy người danh-nho rất chính đáng để làm đại-biểu cho các học-thuyết.

Từ đời Lưỡng-Hán đến đời Lục-Triều, các nho-giả chú-trọng ở huấn-hỗ-học, là cái