Trang:Nho giao 3.pdf/81

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

81
NHO-GIÁO


nhiên. Thi cái khí ra, không muốn làm các vật, mà các vật tự làm, ấy là vô-vi. Bảo trời tự-nhiên và vô-vi là sao? Là khí vậy. Khí là điềm-đạm, vô-dục, vô-vi, vô-sự vậy » (Tự-nhiên, XVIII).

Trời đã vô-sự, vô-vi, thì tất là không có ý-chí. Tại sao mà biết? Vương Sung lấy người làm tỉ-lệ: « Người ta có ý-chí là vì có miệng có mắt. Miệng muốn ăn, mắt muốn trông. Có cái thị-dục ở trong, phát ra ở ngoài, lấy miệng mắt mà cầu những điều mình muốn, và làm những việc làm thuộc về lợi-dục. Trời không có miệng có mắt, đối với các vật không có mong muốn, thì còn làm làm gì? Tại sao biết Trời không có miệng có mắt? Lấy đất mà xem thì biết. Cái hình-thể của đất vốn không có miệng có mắt, thì biết Trời không có miệng có mắt. Nếu nói Trời có hình-thể, thì chắc cũng giống như hình-thể của đất; nếu nói Trời là khí, thì khí cũng như mây như khói, sao lại có miệng có mắt được. Không có miệng có mắt là không có ý-chí ». Đó là cái đại ý của Vương Sung nói ở đầu thiên Tự-nhiên.

Vương Sung theo cái tư-tưởng duy-vật, cho nên không nhận có sự thiên nhân tương dữ. Ông nói rằng: « Trời cao đến mấy vạn dặm, giả sử người vểnh tai lên trời, nghe tiếng nói cách hàng mấy vạn dặm, thì nghe