Trang:Nho giao Phu luc.pdf/45

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

47
PHỤ-LỤC


thấy rõ cái mối liên-lạc trong các đoạn tư-tưởng, tuy về phần hình-thức thì lỏng-lẻo, rời-rạc, nhưng về phần tinh-thần thì suốt từ đầu đến cuối chỉ là một mà thôi». Vậy muốn tìm cho rõ các ý-nghĩa trong những lời giáo-hối của Khổng Mạnh cũng phải như thế mới thấy rõ được. Cái phương-pháp Luận-lý học có cần cho sự tri-thức của người ta lắm, bởi vì nó dẫn đường chỉ nẻo cho ta tìm cái phải cái hay. Song nó dạy ta biết thế mà thôi, chứ một mình nó không đủ làm cho ta biết đến chỗ tinh-vi, thâm-viễn của chân-lý được. Ngay trong Tây-học, người hiền-triết như Pascal đã nói: «ta biết cái chân-lý, không những là bởi lý-trí mà còn bởi cái tâm nữa» (nous connaissons la vérité, non seubement par la raison, mais encore par le cœur). Vậy cái biết của tâm cũng cần lắm, cho nên Nho-giáo chú-trọng ở sự giữ cho cái tâm hư và tĩnh, không để nó bị tế-tắc ở chỗ nào, thì mới «tinh nghĩa nhập thần» và mới biết rõ những điều cao xa. Nên chi ta phải chú ý vào trực-giác, là cái biết rất nhanh, rất sáng của tâm. Nhờ có trực-giác thì ta mới đạt tới cái chân-lý, thường hay ẩn khuất khó biết rõ được.

Phan tiên-sinh chỉ thiên về một mặt lý-trí, muốn chuyên dùng mấy cái qui-thức của Luận-lý-học, không nghĩ gì đến cái tâm, và các nghĩa lý khác nhất nhất thu