Trang:Nu quoc dan tu tri.pdf/13

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 11 —

CHƯƠNG THỨ 14

Đạo làm mẹ I

Đôi vai thân gái, gánh nặng nhiều bề,
Gánh gì nặng hơn, là gánh làm mẹ,
Nói chung cả nước, là mẹ quốc dân,
Nói riêng một nhà, thì mẹ gia tộc, 家 族
Vì thân con gái, mới đẻ ra con
Con lại sinh con, con con là cháu,
Con cháu là chắt cháu trăm chắt nghìn,
Suy đến bản nguyên, 本 源 thì mình là mẹ,
Mẹ cho nên mẹ, phải tính sao đây,
Nguồn sạch giòng trong, gốc sâu nhánh rậm,
Thưa ai là mẹ, phải nghĩ cho xa,

CHƯƠNG THỨ 15

Đạo làm mẹ II

Dạy con cần nhứt, từ thủa trong thai,
Khi mẹ hoài thai, 𢙇 胎 phải biết thai giáo,[1]


  1. Thai giáo 胎 教. — Tích dạy con trong thai, chính là một điều đã đem ra thí nghiệm từ cổ chí kim, thì thấy có lắm sự kết quả hay xin kể một chuyện rất xưa để làm gương.

    Bà Thai-nhâm là người đã sanh ra vua Văn Vương thái tổ nhà Chu ở bên Tàu, lúc bà có thai vua Văn Vương, nằm ngồi đi đứng mỗi mỗi đều tề chỉnh đoan trang, không nghiêng mình vẹo cổ, không nằm ngửa nằm nghiêng, mình không mặc màu sắc rực rỡ, miệng không nói đều thô bỉ, tai không nghe chuyện hoang đường, lại đến lúc trời thanh gió mát bảo người đem sách thánh hiền ra đọc mà nghe. Bao nhiêu những cảnh gì mà có thể làm cho tinh thần loạn lạc thì bà Thái Nhâm mắt không nhìn đến, tai chẳng lóng nghe Vả chăng hài nhi lúc còn trong thai mà cũng chẳng khác gì bóng người chiếu vào hòm ảnh, nếu đang lúc chụp ảnh, mà người kia vùng vẫy xây qua eỏ lại thì bức ảnh có tốt được đâu.
    Quả nhiên có thế, bà Thái Nhâm sanh vua Văn vương là một đấng thánh quân. Cho nên ta có thể nói rằng; Dạy con dạy thủa tượng hình mới nên. Thai giáo là thế.