Trang:Nu quoc dan tu tri.pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 24 —

Vị thần óc đó là một vì chúa tể trong tòa pháp luật, người ta tự do ở trong vòng pháp luật ấy là chân chính tự-do, người ta tự-do ở ngoài vòng pháp luật, ấy thì không phải là chân-chính tự-do, vậy nên biết hạn chế cũng là đều hay, nhưng chỉ hạn-chế những đều trái lẽ, tức là chống cãi pháp luật vị thần óc đó mà thôi.

Tự-do vẫn là phúc chung, nhưng chỉ được tự-do ở những đều hợp lẽ tức là phục-tùng pháp luật vị thần óc đó mà thôi.

Nếu những đều hợp lẽ đó mà hạn chế người ta, thật là cướp mất cái quyền tự do của người ta, mà bắt người ta thành ra một bộ cơ khí, đều phải muốn làm mà không được làm, đều trái muốn cự mà không được cự, thế thì cái vận mạnh của mình ta, hoàn toàn ở trong tay ai đâu, mà mình chỉ ra một cái bồ nhìn ở trong trò rối, chẳng những tinh thần không mong hoạt động mà hình chất cũng đến nỗi tiêu hao, ác độc thay! Cái ma hạn chế kia. người ta phải biết cái óc luân lý người Đông phương phải pha vài giọt nước của người Tây phương mới là thập phần trọn vẹn. xin thử xem bông hoa sen ở trên án nầy. (Tay cụ chỉ bình hoa sen mà nói) khi nó ở ao sâu hồ rộng, hô hấp cái không khí tự do của trời cho, từ khi nứt mộng cho đến lúc nở bông, lá tự nhiên mà xanh, hoa tự nhiên mà trắng, mợ màng tươi tốt ở trong ấy biết bao nhiêu là khí tượng tinh thần, ấy đủ chứng cho tự do là lòng tạo hóa. Bây giờ chúng ta bắt nó nhốt lại trong một cái bình, thì cành bông rực rỡ tươi tốt kia. bỗng chốc mà rụng rời tan tác, rằng vì không có nước cho nó dội hay sao? không phải, rằng vì không có gió cho nó hứng hay sao? không phải, chỉ vì nó không được tự do phát sinh, nên đến nỗi nó héo mòn như thế. Ôi thần tự do ở đâu tất phải vì bông sen nầy mà nhỏ đôi hàng nước mắt, Cho nên biết những đều hạn chế quá chừng đó, không phải đạo lý thật chánh đáng đâu, chẳng qua hạn chế