Trang:Phật Lục - Trần Trọng Kim.pdf/124

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 106 —

CHÙA TÂY-PHƯƠNG

Chùa này ở trên núi Tây-phương, chính danh là Sùng-phúc-tự, thuộc làng An-thôn, xã Thạch-xá, huyện Thạch-thất tỉnh Sơn-tây.

Tương truyền rằng chùa này khởi đầu có từ cuối đời nhà Đường, vào lúc Cao-Biền sang làm Đô-hộ ở đất Giao-châu. Kể thực ra, thì không có di-tích gì làm bằng chứng cả, nhưng có mấy điều sau này làm cho ta phải chú ý: một là cái kiểu chùa này làm theo lối chữ tam, thì ở nước Nam không đâu có; hai là ở trong chùa chỉ có một vị Hộ-pháp là Vi-thiên-tướng quân 韋 天 將 軍, rất đúng với sách cổ, chứ không làm hai vị Hộ-pháp là ông Thiện và ông Ác như đời sau; ba là từ đời Đường về trước ở các chùa chỉ làm tượng 16 vị La-hán, chứ không làm 18 vị như từ đời Tống về sau.

Lấy những điều ấy mà suy, thì dù chùa Tây-phương không phải làm từ đời Đường, chắc cũng là làm vào quãng trước đời Tống. Dẫu thế nào mặc lòng, chùa này là chùa cổ nhất ở Bắc-kỳ.

Cứ như lời sư bản-tự nói, thì chùa này đã trùng tu lại nhiều lần rồi, mà thật có sự-tích rõ-ràng, là một lần về đời vua Hi-tôn nhà Hậu-Lê, niên-hiệu Chính-hòa (1676 — 1705), tức là vào đời chúa Tây-vương Trịnh Tạc cầm quyền. Lần ấy làm cái Tam-quan có khắc chữ vào gỗ. Cái Tam-quan ấy hiện nay đổ nát, không còn nữa, chỉ còn có mấy đoạn gỗ mà thôi. Đến cuối đời nhà Nguyễn Tây-sơn lại trùng-tu lần nữa; lần này có đúc cái chuông và có tên những người như Phan Huy Ích và các quan triều Tây-sơn cúng tiền để đúc chuông ấy.

Chùa Tây-phương tường ngoài xây liền theo lối chữ công 工 mà nhà ở trong thì làm ba cái nhà cách nhau hai cái thiên-tỉnh nhỏ, thành ra hình chữ tam 三. Mỗi cái nhà có hai tầng mái, ở ngoài trông vào như là nhà hai tầng. Cách chạm trổ, thì chỗ nào cũng làm rồng năm móng cả.

Các tượng ở trong chùa hết thảy tạc bằng gỗ, có nhiều