Trang:Phật giáo.pdf/111

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Thức có tám thứ, là: nhỡn-thức, nhĩ-thức, vị-thức, thiệt-thức, thân-thức, ý-thức, mạt-na-thức, và a-lại-da-thức. Trong tám thức ấy có a-lại-da-thức là căn-bản.

A-lại-da-thức bao-tàng hết các chủng-tử rồi do những chủng-tử ấy mà phát-sinh ra vạn-tượng. Vạn-tượng tan, thì các chủng-tử lại mang cái nghiệp trở về a-lại-da-thức. Chủng-tử lại vì nhân-duyên mà sinh hóa mãi. Vậy nhân-duyên là nhân-duyên của những chủng-tử, a-lại-da-thức thì chứa hết thảy các chủng-tử để sinh khởi nhất thiết chư pháp.

Như thế là vạn-pháp do thức mà biến-hiện ra, cho nên nói rằng: « Tam-giới duy tâm, vạn-pháp duy thức ».

Huyền Trang đời Đường sang Ấn-độ theo học Giới Hiền đem Pháp-tướng tông về nước Tàu.

2• Tam-luận tông.— Tông này lấy Trung-luậnThập-nhị môn luận của Long Thọ bồ-tát và Bách-luận của Đề Bà làm căn-bản.

Tam-luận tông cho nhất thiết vạn-hữu trong hiện-tượng-giới đều sinh-diệt vô thường. Đã sinh-diệt vô thường là không có tự tính, chỉ bởi nhân-duyên làm mê-hoặc mà biến-hóa ra vạn-hữu.

Kẻ phàm-tục, vì vọng-kiến, cho nên mới chấp lấy cái giả-hữu ấy. Bậc chân-trí thì không nhận giả-hữu và nhận nhất thiết là không.

Chư pháp tuy là hữu, nhưng không phải là thường hữu. Hữu mà không phải là thường hữu, tức là giả hữu. Giả hữu tuy là hữu, mà không phải là hữu. Hữu mà không phải là chân hữu, thì chẳng khác gì vô. Vậy nên vạn-pháp tuy là vạn-hữu, nhưng uyển-nhiên là không.

Lý-thể của chân-như, tuy là không tịch, bất

111