Trang:Phật giáo.pdf/60

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Danh-sắc chỉ là một cái ảo-tượng như một ngọn sóng ở trong luồng sóng của vạn-pháp chứ không có gì chân-thực. Nhưng bởi đâu mà có cái ảo-tượng ấy và lại sinh ra được sự cảm-giác, sự ham-muốn và sự khổ? Bởi có cái Thức (III). Ví bằng không có Thức, thì các cái nhân khác như Danh-sắc, Thụ, Xúc, Ái, Thủ đều không có được. Vậy Thức là cái mối đầu gây ra cái khổ. Nhưng Thức sở-dĩ có là vì cái chân-như đã hành-động tạo-tác và kết-tập kết-cấu thành cái nghiệp để làm duyên cho Thức phải sinh-hóa mãi. Sự hành-động tạo-tác kết-cấu của chân-như là Hành (II).

Do cái Hành mà có cái Nghiệp nó lôi-kéo cái Thức vào trong cuộc biến-hóa, cho nên Danh-sắc, Xúc, Thụ, Ái, Thủ v. v. cứ có mãi, không bao giờ dứt. Tại sao cái chân-như lại hành-động tạo-tác để bị cái nghiệp nó trói-buộc ở trong cuộc biến-hóa vô thường như thế? Tại có cái mờ-tối si-ám làm duyên. Cái mờ-tối si-ám ấy là Vô-minh (I).

Vô-minh là gì? Đây ta nên định cái nghĩa hai chữ vô-minh cho rõ-ràng. Sách Đại-thặng khởi tín luận nói rằng: « Tĩnh-pháp danh vi chân-như, nhất thiết nhiễm-nhân danh vi vô-minh: cái pháp trong-sạch không có chút bụi mờ gọi là chân-như, hết thảy những cái thấm nhuộm mờ-đục mà thành ra cái nhân, gọi là vô-minh ». Vô-minh chỉ là cái niệm-khởi của chân-như, nghĩa là chân-như hốt nhiên có cái niệm-khởi, rồi nhiễm cái niệm đó làm nhân mà gây ra cái thế-gian ảo-vọng. Vậy vô-minh là do sự niệm-khởi của chân-như mà có chứ nó vốn không có tự tính. Kinh Viên-giác lại giải-thích cái nghĩa vô-minh một cách rõ hơn nữa: « Hết thảy chúng

60