Trang:Phat giao triet hoc.pdf/212

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

lực trong khi dùng để tìm bổn thể, duy tình chứng nhận mà thôi.

Tình chứng nhận chân như. Lý sẽ bảo nó không không cũng không có, có cùng không đều không phải bổn thể của chân như. Tinh thần của đại thừa giáo ở nơi thuyết trung đạo.

Ta cùng chân như quan hệ nhau như nước cùng sóng. Tức chân như là bổn thể, ta là hiện tướng.

Giải thoát là làm cho tâm ta không mê vọng, để cùng với chân như nhứt trí.

Cứ xem qua triết học của phật giáo, ta thấy nó không phải là mê tín, không phải là yếm thế, không phải là thần bí. Hoặc trong các quyển kinh có những lời, những chuyện mê tín dị đoan, đó chẳng qua là tín đồ thêu dệt, chớ cơ sở của Phật giáo không phải nằm trên những chỗ đất ấy. Ta có thể trích một đoạn văn ở kinh Lăng Già (Lankâvatâra sûtra) làm chứng và kết luận về giáo lý của Phật giáo;

210