Trang:Phat giao triet hoc.pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

cùng trạng thái tư tưởng của xã hội Ấn độ thời thái cổ.

Cuối thời đại veda, dân tộc Ấn độ lần lần dời xuống phía nam. Nhân phong thổ đổi khác, tư tưởng cũng chuyển biến. Phía nam nóng bức, con người uể oải, thành ra ưa ngồi trầm tư minh tưởng. Do đó mà triết học được xương thạnh. Triết học càng xương thạnh, thần thoại càng phải lui dần. Người ta không theo thần thoại mà hiểu vũ trụ nữa. Người ta lấy triết học mà khảo sát vũ trụ.

Bấy giờ lần lượt xuất hiện nhiều phái triết học.

Trong những phái ấy, có phái cũng còn tin theo kinh Veda, nhưng lại siễn phát kinh nầy, làm cho nó có hệ thống. Phái nầy gọi là phái Upanishad.

Còn thì có nhiều phái thoát ly hẳn kinh Veda mà lấy khách quan khảo sát hiện tượng, tự gầy dựng lấy nền triết học riêng. Tức như phái cho rằng đất là gốc của vạn hữu, phái cho rằng nước là gốc, phái cho rằng lửa là gốc, phái cho rằng

24