Hai truyện đó, chuyện trên chép ở Nho-lâm-truyện của đời Hán, truyện dưới chỉ thấy ở đầu bộ kinh Thư của Mai-Trích tức là thứ kinh Thư lưu-hành bây giờ.
Hiện nay trong kinh Thư vẫn còn chia ra hai phần. Phần của Mai-Trích thêm vào, gọi là Cổ-văn Thượng thư, phần của Phụ-Thắng đọc ra, gọi là Kim-văn Thượng-thư.
Xưa nay, người ta vẫn cho phần kinh Thư do Phục-Thắng đọc ra, thực là sách của Khổng-tử sửa lại, nhưng tôi không dám tin hẳn như thế
Cái việc Triều Thố đến hỏi Phục Thắng là việc trong đời Văn-đế, cách đời Cao-tổ chưa lâu lai gì. Hán-sử chép rằng: Khi Hán Cao-tổ lên làm vua rồi, Lục Giả thường nghiền Thi, Thư, đã bị Cao-tổ mắng rằng: « Cụ mày nhờ trên mình ngựa mà được thiên-hạ... Dùng gì đến Thi, Thư? » Lục Giả cãi rằng: « Nhà vua được thiên hạ bằng trên mình ngựa, chứ không thể trị thiên hạ bằng trên mình ngựa ».
Đó là chứng cớ Lục-Giả đã được học qua kinh Thư — nếu quả là có kinh Thư — Đến đời Văn-đế, Lục-Giả còn sống và còn làm một vị đại-thần, sao Văn-đế không hỏi ngay hắn, mà lại đi hỏi Phục-Thắng?
Vì thế, tôi ngờ chữ « thư » đời cổ chỉ có