Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
33
PHE BINH NHO GIAO

«Trời thương dân, dân muốn điều gì trời cũng theo. (Thư Thái-thệ thượng). Vậy muốn biết lòng Trời thì cứ xem lòng dân: «Trời trông thấy, tự ở dân ta trông thấy, trời nghe thấy, tự ở dân ta nghe thấy (Thư Thái thệ trung)... »

Đoạn này, nửa trên gần giống ý-kiến của Lương-khải-Siêu đã nói trong Ẩm-băng-thất văn-tập. Còn mấy câu kinh Thư ở nửa dưới thì là những cái tư-tưởng mới có từ đời Chiến-quốc, trái hẳn với tư-tưởng chính trị của Khổng-tử.

Trong sách Luận-ngữ, Khổng-tử đã nói: «Dân có thể khiến cho nó theo, không thể khiến cho nó biết». Coi đó thì biết ngài là một người thiên về chính-trị chuyên-chế, không khi nào lại chịu coi dân là trời.

Vả lại, những câu kinh Thư mà tác giả đã dẫn vào đó, nó chỉ là tư tưởng của Hán nho, nếu kinh Thư là sách giả-mạo. Hay nếu có nhận kinh Thư là sách « thật hạt » đi nữa, thì những ý ấy lại là tư-tưởng của Vũ vương nhà Chu, không dính gì đến Khổng tử.

Tác-giả dùng nó làm chứng để nói quyết rằng tư tưởng chính trị của Khổng-tử cũng cho mệnh trời tức là lòng dân, thật là một sự quá-quắt.