Bước tới nội dung

Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/34

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
32
PHE BINH NHO GIAO

Cũng ở trang ấy và dưới cái tiểu-đề ấy, tác-giả lại thích cái đạo của Khổng-tử như vầy:

« Trời phú tính cho người ta, thì cái đạo là phải giữ cái tính ấy cho thuần-nhất như lúc mới đầu bẩm-thụ. Sửa cái đạo ấy để khỏi sai lầm là việc giáo hóa. Vậy nên sách Trung dong nói rằng: « Trời phú cho gọi là tính, theo tính gọi là đạo, sửa đạo gọi là giáo. Đã là đạo thì không giây phút nào xa lìa ra đuợc, nếu xa lìa ra được thì không phải là đạo».

Đoạn này cũng vu vơ như đoạn trên, nghĩa là ở chung quanh nó cũng không có chút dấu vết tỏ ra ý của Khổng tử, không thể đem nó mà cắt-nghĩa đạo của Khổng-tử.

Chương IV, trang 215, nói về tư-tưởng chính trị của Khổng-tử, tác-giả viết rằng:

« Cái chính-thể của Khổng-giáo có cái quan niệm đặc biệt là cho trời với người cũng đồng một thể. toàn-dân muốn thế nào là trời muốn thế ấy. Ông vua chỉ là một phần trong toàn thể, vì có tài có đức, mà được địa vị tôn-quý để giữ cho toàn thể được điều-hòa yên-ổn. Hễ vua làm điều gì trái lòng dân, tức là trái mệnh trời. Thành thử ông vua tuy đối với trời được thay quyền trời, nhưng đối với dân lại phải chịu hết trách nhiệm. Mà dân thì tuy phải chịu quyền cai trị, nhưng vẫn có quyền bắt vua phải theo điều lành mà làm». Vì rằng: