Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/40

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
38
PHE BINH NHO GIAO

thêm ý mình hay ý Tống nho vào văn kinh truyện. Hãy trưng vài đoạn sau đây:

Cuốn I, trang 55, trong đoạn cắt nghĩa chữ “Nho” 儒, tác-giả nói rằng:

«Đời xưa người đi học đạo thánh hiền gọi là Nho, tức là người đã học biết suốt trời đất và người, để dạy bảo cho người ta ăn ở cho phải đạo luân thường. Nho là bởi chữ nhân đứng bên chữ nhu mà thành ra. Nhân là người, nhu là cần dùng, tức là hạng người bao giờ cũng cần dùng đến để giúp cho nhân-quần xã-hội biết đường ăn ở và hành động cho hợp lẽ trời. Chữ nhu lại có nghĩa là chờ đợi, tức là người học giỏi đợi người ta cần đến, sẽ đem cái tài trí của mình ra mà giúp việc đời... »

Chữ « Nho » 儒 mà giảng đến vậy thật là rộng rãi. Có lẽ người đặt ra và người dùng mãi chữ ấy từ xưa đến giờ đều chưa nghĩ đến như thế.

Thật vậy!

Theo phép Lục thư[1] của Tàu, thì chữ nho thuộc về loại chữ «hình thanh» cũng như chữ 河 là sông, chữ mai 梅 là cây mơ vậy.

Tại sao gọi là hình thanh? Bởi vì những chữ thuộc về loại này, hết thẩy gồm có hai


  1. Sáu lối đặt chữ.