Bước tới nội dung

Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/41

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
39
PHE BINH NHO GIAO

phần, một phần là hình, dùng về ý nghĩa, một phần là thanh, dùng về tiếng đọc của chữ.

Trong chữ Nho 儒, một bên chữ nhân 人 tức là công dụng của hình, cốt tỏ chữ ấy chỉ về hạng người nào đó. Còn bên chữ nhu 需 thì là công dụng của thanh, để tỏ chữ ấy phải đọc giống như chữ nhu. Thế mà thôi.

Cố-nhiên chữ nhu 需 đứng riêng một mình vẫn có nghĩa là cần dùng, là chờ đợi. Nhưng khi nó đã đứng cạnh chữ nhân 人 để làm thành ra chữ nho 儒, thì những nghĩa ấy không dùng gì đến. Cũng như chữ mổi 每 trong chữ mai 梅, chữ khả 可 trong chữ 河, không có nhiệm vụ thuộc về ý nghĩa của những chữ do nó làm ra.

Nếu bảo vì chữ nhu đó mà chữ nho lại có nghĩa là một người cần dùng cho nhân-quần xã-hội chờ đợi người ta cần đến, sẽ ra giúp việc cho đời, thì chữ 河 cũng vì chữ khả 可 đứng bên mà có nghĩa là một «dòng nước khá», hay chữ mai 梅 sẽ vì chữ mỗi 每 đứng bên mà có nghĩa là một «thứ cây mỗi » được sao?

Ai đã biết lối đặt chữ của người Tầu đời xưa, chắc cũng nhận thấy cái nghĩa chữ “Nho” mà tác giả “Nho-giáo" đem giảng