Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/223

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
203
PHẠM-QUỲNH

Coi đó thì biết sự « nam-tiến » là cái phép lớn trong lịch-sử giống Việt-Nam ta. Trong hơn hai nghìn năm ta chỉ tiến về phía Nam mà ta mới sống được. Cái cuộc « nam-tiến » đó đến Nguyễn-triều ta đã gọi là tiệm xong. Nhưng nhà Nguyễn cũng còn là mới khai-thác được một nửa xứ Nam-kỳ mà thôi. Còn một nửa nữa từ sông Hậu-giang trở xuống phải đợi đến nhà nước Đại-Pháp sang mới bắt đầu mở mang nốt. Nên xét trong địa-dư xứ Nam-kỳ rõ biệt hẳn ra hai phần: cái phần tự sông « Tiền-giang » (Fleuve Antérieur) trở lên, là phần đất cũ, của bản-triều đã mở mang từ trước, nhân dân tụ họp đã lâu, ruộng đất thành thuộc gần khắp, cách cày cấy trồng trọt nhiều nơi làm mỗi năm hai mùa đã gần giống như ngoài Bắc, người dân cũng đã chịu cảm-hóa của Triều-đình sâu, xưa kia đã từng sản được nhiều người tài giỏi có công với xã-tắc; cái phần tự sông Tiền-giang trở xuống, là phần đất mới, mới khai-thác tự sau khi nhà nước Đại-Pháp sang chiếm-lĩnh, trước sau chưa có một chút lịch-sử gì, có lắm nơi tỉnh-thành chỉ mới thành-lập được mười lăm năm nay; nhưng phần này đất phì-nhiêu có một, hễ phá hoang đến đâu là thành ruộng tới đó, cày cấy tốt quá, thóc gạo không biết bao nhiêu mà kể. Hiện nay những tỉnh giầu nhất, lớn nhất ở Nam-kỳ là thuộc về phần đó, còn phần trên tuy có văn-vật hơn mà đã cho là đất kiệt đất cũ rồi.

CHÚ THÍCH. — 1. Là người dân vốn ở một xứ nào mà bị người giống khác ruồng đuổi đi. — 2. Khai-hóa để dung hợp với mình. — 3. Ghê-gớm dữ-dội. — 4. Ganh đua nhau để mà sống (la lutte pour la vie). — 5. Chuộng nghề võ, thích sự đánh-chác.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Nam-tiến nghĩa là gì? Tại sao dân-tộc ta phải tràn mãi vào phía Nan?

2. Tác-giả lấy những việc gì để chứng việc nam-tiến của dân ta? Kể qua việc ta lấy Chiêm-thành và Chân-lạp.

3. Việc khai thác xứ Nam-kỳ chia ra làm mấy hồi?