Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 4.pdf/88

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 318 —

một tòa miểu-võ lấp ló trong mấy cụm cây, Công-chúa liền truyền lịnh đình quân, đóng dưới chơn núi, rồi dắc hai thể-nữ lên xem, hai bên đường chỉ thấy cỏ hoa thưa thớt, đá liển chập chồng, chổ thấp nơi cao, lần lần trèo theo bực núi.

Khi lên tới sân, thấy miểu cất trên một bàn thạch rất to, bốn phía đều có cây cao bóng mát, cảnh đẹp non xinh, Công-chúa với hai thể nữ bước vào, thấy trước miểu có một tấm biển đá, khắc năm chữ vàng: « Nam-Nhạc-Đại-Vương miểu » liền bước vào trong xem coi, thấy chính giữa một tượng Đại-Vương rất lớn để ngồi trên ngai, mặt đen râu cụt, áo mảo nghiêm-trang, trước cột có mấy đôi liển sơn son, và trên điện có màng treo chấn phủ.

Kế mấy người sau miểu chạy ra cúi đầu chào Công-chúa.

Công-chúa liền bước lại hỏi rằng: các ngươi có biết sự-tích của Đại-Vương nầy làm sao không?

Mấy người ấy đáp rằng:

— Bẫm quới-nương, chúng tôi nghe nói Đại-vương nầy là gốc người Chiêm-thành khi trước, thật là anh linh hiển hích lắm, thường thường trong lúc trời thanh gió tịnh, hay là trong khi đêm vắng canh khuya, thì Đại-vương hay hiện lên đứng trên đảnh núi sờ sờ, rồi đi trên ngọn cây, như một bóng đen thoãn qua thấm thoát, nếu ai gặp ngài mà không vái vang cúng tế, thì ngài vật chết và làm cho trong làng xóm không yên.

Bữa nọ ngài nhập cho một người ỡ làng nầy lên đồng, xưng là « Nam-nhạc đại-vương » và bảo làng phải lập miễu phụng thờ, từ đó trong làng