Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/19

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 17 —
  1. Có tích dịch ra tuồng.
    Có sự cớ người ta mới nói, chẳng phải là thêu dệt.
  2. Có tiền tiên hay múa.
    Nghĩa là có tiền làm việc chi cũng đặng ; tục đất nầy hay làm phép sai tiên, mà hỏi việc lành dữ ; dẫu sai tiên múa thì tiên cũng phải múa.
  3. Có tiếng mà không có miếng.
    Miếng ấy là miếng ăn, là phần kiến, phần nhờ ; ai nấy tưởng rằng có phần mà thật sự không ngơ.
  4. Cố ư trung tất hình ư ngoại.
    Vốn trong có, ắt phải bày ra ngoài, nghĩa là trong mình có làm sao, thì bày ra ngoài miệng cũng vậy. Lấy ngoài mà đoán trong.
  5. Cờ về tay ai nấy phất.
    Quyền về ai nấy làm.
  6. Có vinh có nhục.
    Có câu rằng : vinh thường thủ nhực, ấy là đàng đi người quân tử ; đứa tiểu nhơn chẳng có chi là vinh nhục. Cũng là tiếng khuyến khích.
  7. Cóc đi guốc.
    Cười đứa hèn, đèo bòng sự tử tế, có câu khác rằng : khỉ đeo hoa cũng về một nghĩa.
  8. Coi bằng mặt, chớ bắt bằng tay.
    Nghĩa là không nên đá động.
  9. Coi mặt đặt tên.
    Nhắm xem cho biết sức người, đối với câu nhắm em xem chợ.
  10. Cơm cá giả mặt bụt.
    Đã buôi, làm cho qua tang lề.
  11. Cơm mai cháo chiều.
    Nghĩa là thất thường, bữa đủ bữa thiếu ; có câu rằng : cơm tẻ ngày hai, thì là đũ đỗi.
  12. Còn cha gót đỏ như son, một mai cha thác, gót con như chì.
    Cũng là câu hát : hễ còn cha, người ta hay nói rằng con có cha. Lại có câu : Còn cha nhiều kẻ yêu vì, một mai cha thác, ai thì kể con.
  13. Con cháu đẻ ông vải.
    Nghĩa là con cháu cải ông bà.
  14. Con chờ cha.
    Con chửa hoang còn ở trong bụng mẹ, ai cưới mẹ nó thì là cho nó.
  15. Con công chẳng giống lông cũng giống kiến.
    Nghĩa là nòi nào sanh giống ấy, cho lịch sự con cũng lịch sự, chẳng nhiều thì ít.