Bước tới nội dung

Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/6

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 4 —
  1. Ăn trái nhớ kẻ trổng cây
    Không qnên ơn.
  2. Ăn trộm quen tay, ngủ ngày quen mắt.
    Tập nghề nào quen nghề ấy.
  3. Ăn trước trả sau.
    Có ăn có chịu ; sự thế thiếu trước thiếu sau.
  4. Ăn xôi chùa ngọng miệng.
    Xôi chùa là của tấn cúng, hễ ăn của người ta rồi, muốn nói theo người ta, thì sợ bỏ lẽ phải ; muốn nói theo lẽ phải, thì sợ bỏ người ta, hoá ra u ơ nói không thông, ấy là tuyệt nhơn khẩu.
  5. Ăn xưa chừa nay.
    Ai nấy có một thuở.
  6. Ăn vỏ dưa, thấy vỏ dừa mà sợ.
    Mắc một việc, sợ lây tới việc khác, hay là tầng thấy việc đời mà ngán.
  7. Ao cá lửa thành.
    Một nghĩa với câu lửa muôn xe, nước một gáo, cũng có nghĩa là lửa cháy lây.
  8. Ao gấm mặc đêm.
    Nghĩa là chẳng thấy hiển vinh ; kẻ làm quan về lành gọi là vinh qui.
  9. Áo mặc sao qua khỏi đầu.
    Con cái đâu dám cải ý cha mẹ.
  10. Ao vắn, giũ chẳng nên dài.
    Nghĩa là phải an một bề.

B

  1. Bạ ăn bạ nói.
    Bạ ăn, gặp đâu ăn đó ; bạ nói, đụng đâu nói đó, nghĩa là ăn nói không có phép.
  2. Ba bảy hai mươi mốt.
    Ăn nói không chắc chắn, nói hai đều như một.
  3. Ba chìm ba nổi.
    Nghĩa là thì vận tráo chác, ghe phen chìm nổi ; có tiếng nói phù trầm, hay là chìm nổi không mà thôi thì có nghĩa là bưa bưa không ra đen đỏ.
  4. Ba chớp ba sáng.
    Nghĩa là trông thấy không tỏ rõ.
  5. Bà con xa, chẳng bằng xóm diềng gần.
    Gần thì tiện bề tới lui giúp đỡ, chẳng khá phụ kẻ gần.