Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/5

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
— 3 —
  1. Ăn cơm mới, nhắc chuyện cũ.
    Nghĩa là nói tha cầu.
  2. An cư lự nguy.
    Hễ ở an, thì phải lo cơn nghèo hiểm.
  3. Ăn hết nhiều, ở hết bao nhiêu.
    Nghĩa là chẳng lo chỗ ở.
  4. Ăn kỉ no dai.
    Biết dự phòng thì đặng bình an lâu dài.
  5. Ăn làm sóng, nói làm gió.
    Không việc làm cho có việc, hay là ăn-nói hồ đồ.
  6. Ăn một đọi nói một lời.
    Ăn nói chắc chắn.
  7. Ăn một miếng, tiếng một đời.
    Có thế ăn nhờ mà không ăn nhờ, thì nói rằng có tiếng mà không có miếng, đến khi ăn nhờ đặng thì nói vân vân, có khi dùng như tiếng nói lẩy.
  8. Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành.
    Ăn ở thật thà thì đặng bình an vô sự.
  9. Ăn như tằm ăn lên.
    Tằm có tuổi thức lớn, ngủ lớn; tuổi thức lớn thì nó ăn dâu nguyên lá.
  10. Ăn no sanh sự.
    Được no ấm rồi thì hay làm quấy.
  11. Ăn quen, nhịn không quen.
    Có một người đi phương xa cưới vợ bé, gởi thơ về cho vợ nhà mà chữa mình: anh chẳng phải tham bù chẻ gắp, bỡi ăn quen, nên nhịn không quen.
  12. Ăn tại thủ, ngủ tại công đường.
    Thủ là chỗ canh giữ, công đường là nhà việc quan, chỉ nghĩa là biết giữ phép.
  13. Ăn tấm trả giặt.
    Tấm là gạo gãy nhỏ, giặt là gạo trộng nguyên hột, hễ ăn ít trả nhiều, như đánh cờ bạc thì nói vân vân.
  14. Ăn theo thuở, ở theo thì.
    Trong sự ăn ở phải tùy thì.
  15. Ăn thì cho, buôn thì so.
    Vật ăn không luận, của bán phải nhờ đồng nài.
  16. Ăn thì hơn, hờn thì thiệt.
    Giận lẩy thì mất phần ăn.
  17. Ăn thì vóc, học thì hay.
    Ăn mà lại ốm, thì là bịnh tiêu nhiệt, học hóa dở thì là bậc hạ ngu.