Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/76

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 74 —
  1. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.
    Lành có lành trả, dữ có dữ trả.
  2. Thiên sanh nhơn hà nhơn vô lộc, địa sanh thảo hà thảo vô căn.
    Trời sanh người, người nào không có lộc, đất sanh cỏ, cỏ nào không có rễ; ai ai đều có phước riêng, lộc riêng của Trời cho ; cỏ không rễ thì phải chết, người không lộc cũng phải chết.
  3. Thiên sanh nhứt thế nhơn, tực túc liểu nhứt thế sự.
    Trời sinh ai nấy đều có tài riêng : Hay làm hay, dở làm dở, cũng rồi một việc, qua một đời.
  4. Thiện sanh phước chung.
    Sống lành chết có phước.
  5. Thiền thính tự ngả dân thính.
    Trời nghe bỡi dân ta nghe. Trời không lỗ tai, chúng dân nghe, ấy là Trời nghe. Có câu rằng : lòng dân thiệt là lòng Trời. Trong sự suy tôn kẻ làm vua chúa, lấy tiếng dân đồng ưng làm chuẩn đích. Hễ chúng dân muốn cho ai thì nấy đặng.
  6. Thiên tử vô hí ngôn.
    V Thiên tử không lời nói chơi. Thiên tử là đấng cao trọng, đáng, cho người ta tính phục ; một lời nói việc làm đều có phép tắc thì mới phục đặng thiên hạ. Xưa vua Thành-vương cắt lá ngô-đồng giả làm ngọc quế, nói chơi rằng sẽ phong vương cho Thúc-ngu ; các quan tâu xin phải phong, là vì Thiên tử vô hí ngôn.
  7. Thiên vô nhị nhựt, quốc vô nhị vương.
    Trời không hai mặt trời, nước không hai vua. Nghĩa là giềng mối nước nhà phải về một người.
  8. Thọ tài như thọ tiển.
    Chịu lấy của như chịu lấy mũi tên. Thầy tăng tử rằng : thọ nhơn chi thi dã thường húy nhơn, dữ nhơn dã thường kiêu nhơn. Nghĩa là kẻ chịu của người cho, hằng sợ người cho ; còn kẻ cho ra lại hay ỷ với người mình cho.
  9. Thợ rèn không dao ăn trầu.
    Phần người thì nhớ, phần mình thì quên.
  10. Thỏ thẻ như trẻ nên ba.
    Lớn mà còn chút chớt.
  11. Thọ trái oán tài chủ.
    Mắc nợ oán chủ nợ ; ít thấy những người mắc nợ có bụng tốt cùng chủ nợ.
  12. Thố tử hồ bi.
    Con thỏ với con chồn tuy không phải một giống, song cũng là một loài. Con thỏ chết con chồn rầu là thương vì đồng loại.